Mô tả:
Dự án được tài trợ bởi liên minh châu Âu thông qua chương trình Erasmus+, cung cấp các khóa đào tạo tập trung vào kỹ năng giao tiếp, thương lượng và hòa giải cho người làm công tác thanh niên, người đào tạo, giảng viên, đại diện tổ chức phi chính phủ, v.v., nhằm phát triển các kỹ năng liên quan đến hòa giải như một phương pháp giải quyết xung đột.
– Thời gian thực hiện: 2021 – 2022
– Các đối tác tham gia:
CSDS vinh dự được làm việc với 5 các tổ chức thanh niên từ Ý, Phần Lan, Hy Lạp, Tây Ban nha và Colombia. Các tổ chức này lần lượt là Callystoarts, Youth Development and Integration Association (STRIM), Action Synergy, University of Seville (USE) và Corporación Casa Mia.
– Các hoạt động trong dự án: Dự án sẽ tổ chức các khóa đào tạo để phát triển năng lực quản lý xung đột (giao tiếp, thương lượng, hòa giải). Sau đó, tất cả tài liệu học tập sẽ được cập nhật trực tuyến dưới dạng tài liệu học tập điện tử. Cuối cùng, dự sẽ tạo ra sách hướng dẫn những phương pháp hay nhất về giải quyết xung đột và mô hình hòa giải đã được kiểm chứng và ứng dụng giữa các nền văn hóa khác nhau trong xung đột của thanh thiếu niên.
– Mục đích và mục tiêu của dự án
Xung đột là vấn đề thường xảy ra trong các mối quan hệ của con người và là động cơ thay đổi (Deutch, Coleman & Saunders, 2016). Tuy nhiên, nếu không được quản lý tốt sẽ tạo ra các kết quả tiêu cực, thậm chí có liên quan đến bạo lực. Vì vậy, phát triển năng lực giải quyết xung đột mang tính xây dựng là điều cần thiết, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi dễ bị tổn thương hơn bởi xung đột và bạo lực.
Hòa giải được cho là có khả năng chuyển đổi các bên thông qua các tương tác của họ trong suốt quá trình. Họ sẽ được trao quyền và truyền bá kiến thức này trong những nhóm thân thiết của họ và cuối cùng xã hội sẽ được chuyển đổi (Brett, 2018) giữa những người khác.
Do đó, dự án này nhằm mục đích thúc đẩy hòa giải trong công tác thanh niên như một phương tiện trao quyền cho thanh niên tiếp cận xung đột một cách xây dựng và sử dụng nó như một cơ hội để thay đổi.
Dự án có những mục tiêu sau:
- Tạo một mạng lưới bền vững các tổ chức sẵn sàng chia sẻ và có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực hòa giải áp dụng cho công tác thanh niên.
- Nâng cao nhận thức về tiềm năng của hòa giải như một công cụ để chuyển đổi xung đột.
- Xây dựng năng lực quản lý xung đột của thanh thiếu niên, đặc biệt tập trung vào hòa giải.
- Xác định các tình huống xung đột quan trọng nhất ảnh hưởng đến thanh niên trong mỗi cộng đồng địa phương.
- Chia sẻ các phương pháp hay nhất trong việc giải quyết các xung đột được sử dụng trong mỗi cộng đồng.
- Đưa ra tiếng nói cho các bên liên quan tại địa phương có tác động đến các tình huống xung đột của thanh thiếu niên.
- Trao quyền cho người làm công tác thanh niên để họ sử dụng phương pháp hòa giải và đóng vai trò là hình mẫu trong cộng đồng của họ, truyền bá cách tiếp cận mang tính xây dựng với xung đột.
0 Lời bình