Hotline: 024 6027 8323 | Contact: info@csds.vn

[Chuyện Làng Chuyện Nước] Xây dựng và vận hành dự án xã hội trong giai đoạn Covid19

XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN XÃ HỘI, ĐẶC BIỆT LÀ TRONG GIAI ĐOẠN COVID-19

Trước thực trạng rất nhiều đội nhóm dự án gặp khó khăn khi bắt tay vào làm dự án, CSDS đã lên sóng livestream Chuyện Làng Chuyện Nước với chủ đề “Xây dựng và vận hành dự án xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn Covid-19”.

“Làm dự án xã hội” chắc hẳn không còn xa lạ gì với công chúng, đặc biệt là khi các vấn đề của những nhóm đối tượng trong cộng đồng được quan tâm nhiều hơn. Thế nhưng xây dựng, vận hành dự án sao cho hiệu quả cũng là câu chuyện được nhắc đến nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn Covid-19 ảnh hưởng toàn cầu. Với mong muốn giúp mọi người có được câu trả lời cho những vấn đề trên, “Chuyện Làng Chuyện Nước” ngày 27/08 vừa qua đã chia sẻ về chủ đề “Xây dựng và vận hành dự án xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn Covid-19”. Đồng hành với chương trình là sự góp mặt của 4 khách mời đặc biệt:

  1. Nguyễn Anh Thư: Thủ khoa ngành Cao học Quản trị Dự án trường Đại học Nantes (Pháp) – Tập huấn viên quốc gia Hội đồng Anh
  2. Phan Hoàng Quân: Giảng viên ĐH Hà Nội – Tập huấn viên Hội đồng Anh
  3. Vũ Đức Huy – Nhà sáng lập và điều hành YUU Organization, tổ chức thanh niên độc lập, phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy quá trình phát triển bền vững cho các cộng đồng dân tộc ít người tại Kon Tum
  4. Nguyễn Anh Phương – quản lý dự án Nhà Không Cửa, dự án giáo dục cung cấp các khóa học giúp học sinh Việt Nam phát triển kỹ năng thế kỷ 21 thông qua khám phá lịch sử Việt Nam và thế giới.

 

CÂU CHUYỆN LÀM DỰ ÁN CỦA CÁC BẠN THANH NIÊN

Bắt đầu livestream là câu chuyện của Đức Huy và Anh Phương về hành trình xây dựng ý tưởng và làm dự án cộng đồng. Với Anh Phương, cô bạn bắt đầu từ mong muốn phát triển bản thân, Phương đã tìm hiểu và tham gia chương trình I Commit của CSDS. Tại đây Phương đã tìm được “đồng đội” và được nhóm Coach đồng hành, cung cấp những kỹ năng về xây dựng dự án cùng và hỗ trợ trong quá trình thực hiện. Khác với Phương, gia đình Đức Huy và đặc biệt là mẹ của  bạn rất tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện từ đó Huy ấp ủ kế hoạch xây dựng một dự án cho riêng mình. 

Dù có những khởi đầu và gặp nhiều khó khăn khác nhau  nhưng cho đến hiện tại “Nhà Không Cửa” và “YUU Organization” đều có những thành tựu nhất định và lan tỏa những giá trị tích cực đến cho cộng đồng.

PHẢI LÀM SAO KHI NHỮNG KHÓ KHĂN CẦN ĐẾN SỰ GIÚP ĐỠ?

Qua chia sẻ của Anh Phương và Đức Huy nói riêng cũng như các bạn trẻ làm dự án xã hội nói chung, trong quá trình lên ý tưởng và vận hành dự án các bạn gặp phải rất nhiều những khó khăn cần đến sự giúp đỡ từ bên ngoài như: cần mentor định hướng, cần hỗ trợ nhận xét và giải quyết vấn đề hay như các chương trình thiếu sự tham gia của các cố vấn chuyên môn,…. Cũng theo chia sẻ của khách mời Hoàng Quân, “một số dự án tìm sự hỗ trợ khi đã triển khai, họ tìm giải pháp tức thời cho vấn đề của họ tại thời điểm hỏi, đôi khi mình cảm thấy họ bị nhầm lẫn từ lúc xác định vấn đề và cách can thiệp, nhưng sẽ … khá là khó khi nói họ “đập đi xây lại”.

Khi ở trong hoàn cảnh như vậy, sự chủ động tìm kiếm nguồn hỗ trợ là cần thiết. Các bạn có thể ghi ra thời điểm mà các tổ chức tài trợ/bảo trợ mở fund, chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ năng lực để đưa ra những đề xuất hỗ trợ. Bên cạnh đó hãy sẵn sàng để thay đổi để có những hướng đi mới hiệu quả hơn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÁC DỰ ÁN TẬN DỤNG HIỆU QUẢ NHỮNG SỰ HỖ TRỢ TỪ BÊN NGOÀI?

Có được sự hỗ trợ và sử dụng sự hỗ trợ sao cho hiệu quả nhất là 2 câu chuyện khác nhau. Khi có những đề xuất giúp đỡ, các bạn cần nắm rõ về dự án của mình, cùng thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng đưa ra những ý kiến thống nhất chung. Mỗi dự án đều có những khó khăn riêng, để giải quyết hiệu quả cần nắm được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề ở đâu (giải quyết sâu xa ở Why, phần how và what là ngọn). Cần có tâm thế cởi mở, phản biện nhưng không bảo thủ và điều quan trọng nhất là về “Mindset khi làm dự án cộng đồng: Xuất phát từ thay đổi bên trong” – khách mời Anh Thư chia sẻ.

Hiện tại có rất nhiều các kênh, mạng lưới cung cấp những chương trình, nguồn quỹ để hỗ trợ dự án xã hội. Có thể kể đến tổ chức làm về các dự án phát triển thanh niên CSDS, LIN – Hạt nhân thay đổi, GreenViet: dự án môi trường, các trung tâm cộng đồng của trường đại học. Bên cạnh đó là một số nguồn quỹ như: Quỹ YSEALI – Đại sứ quán Hoa Kỳ hay I Commit Academy của CSDS – Chương trình đặc biệt dành cho những nhóm dự án xã hội trên toàn quốc đang gặp khó khăn.

Với những chia sẻ của 4 vị khách mời, Chuyện Làng Chuyện Nước mong muốn mang đến những thông tin hữu ích dành cho các nhóm dự án xã hội, về tinh thần chủ động cũng như những nguồn hỗ trợ hiệu quả trong quá trình các bạn xây dựng và vận hành dự án. 

Related Posts

Dự án GoGreen – Giáo dục cho sự phát triển bền vững

Dự án GoGreen – Giáo dục cho sự phát triển bền vững

GoGreen là một dự án kéo dài 2 năm được tài trợ bởi Chương trình phát triển thanh niên của Erasmus+, điều phối bởi Tổ chức YUPI (Youth Union of People with Initiative) - Bồ Đào Nha, cùng với sự hợp tác của Tổ chức Association APIS PM Feedback Brasov - Romania,...

read more
Giới thiệu tài liệu tham khảo sau dự án GLOBERS – EramusPlus

Giới thiệu tài liệu tham khảo sau dự án GLOBERS – EramusPlus

Tháng 5 vừa qua, đại diện của CSDS Việt Nam đã tham gia cuộc họp GLOBERS tại Cadca, Slovakia với 5 đại diện khác đến từ Brazil, Bỉ, Colombia, Ý, Nepal và Slovakia. Mục tiêu chính của cuộc họp kéo dài 6 ngày này là cùng nhau thảo luận, lập kế hoạch và tạo một cuốn...

read more
Mở đơn đăng ký lớp Tiếng Anh Cộng đồng hè năm 2022

Mở đơn đăng ký lớp Tiếng Anh Cộng đồng hè năm 2022

Giới thiệu: Lớp tiếng anh Cộng đồng (English Community Class) là một dự án được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững (CSDS) hướng tới mục đích tạo ra một môi trường học tập vui nhộn, bổ ích và giúp nâng cao khả năng sử dụng tiếng anh của các bạn...

read more

0 Comments

0 Comments

Submit a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *