Phương pháp học tập thông qua trải nghiệm
Phương pháp học tập thông qua trải nghiệm thiết kế nhằm gắn kết sự tham gia và đóng góp của các học viên vào quá trình học tập. Cách tiếp cập của phương pháp này chính là xây dựng các hoạt động học tập thông qua các trải nghiệm, thông qua các hoạt động và sự học hỏi chủ động từ người tham gia. Thay vì nói cho mọi người điều họ cần làm, người điều phối (facilitator) gắn kết họ thông qua việc tham gia chủ động vào các hoạt động, các trò chơi, các trải nghiệm thực tế từ cuộc sống của người tham gia. Bằng việc đặt ra các câu hỏi đúng, người điều phối khuyến khích người tham gia tự chiêm nghiệm sau mỗi hoạt động, để họ có thể chia sẻ các bài học của riêng mình và áp dụng những nhận thức mới đó vào thực tế cuộc sống.
Học tập của trẻ em theo lối truyền thống, đặc biệt là trong giáo dục trẻ em, hướng nhiều đến việc giảng viên truyền thụ kiến thức. Học tập của người trưởng thành là một quá trình giảng viên tạo cơ hội cho sinh viên tiếp thu kiến thức, kỹ năng và thái độ/nhận thức. Người trưởng thành quen với việc thực hành, thử nghiệm các lựa chọn; họ đòi hỏi nhiều lựa chọn về những vấn đề thì họ sẽ tin, chấp nhận và áp dụng. Vì lý do này, học tập thông qua trải nghiệm có rất nhiều lợi thế so với cách tiếp cận truyền thống kiểu lớp học cũ, cách tiếp cận học tập trải nghiệm có hiệu quả cao hơn nhất là trong việc đào tạo các môn học dựa trên cách tiếp cận project- based learning (học theo dự án).
Vai trò của người Facilitator
Việc thiết kế các khóa học theo phương pháp “Học tập qua trải nghiệm” sẽ giúp cho những khóa đào tạo có thể được thực hiện “gần với cuộc sống” hơn, và người học có thể có được cảm nhận rằng, những kinh nghiệm và chuyên môn của họ được khai thác làm chất liệu giảng dạy và góp phần tạo nên thành công của khóa học.
Đối với người điều phối, sử dụng phương pháp tiếp cận này đòi hỏi một sự thay đổi, chuyển từ khái niệm “giảng viên” sang thành” điều phối viên” (Facilitators). Đó là sự chuyển đổi từ việc ví von hình ảnh đào tạo như “đổ kiến thức vào những chiếc bình rỗng” trong đó kiến thức chuyên môn của người giảng viên là trung tâm, sang một hình ảnh mới của người điều phối, người sẽ đóng vai trò người khơi gợi, người hỗ trợ, người thúc đẩy để tạo điều kiện cho học viên tự học nhờ việc dẫn dắt họ trải qua các bước trong chu kỳ học tập tự nhiên của mình.
Coaching (khai vấn) đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. Có một câu ngạn ngữ của người châu Phi rằng: “Hãy dạy câu cá thay vì chỉ đưa cho cá“. Coaching không phải là đưa ra lời khuyên. Mục tiêu cốt lõi của khóa tập huấn này là nâng cao năng lực truyền cảm hứng và khả năng coaching của bạn để bạn có thể giúp học viên của mình phát triển và cũng là giúp chính bạn.
Đối tượng hướng tới
- Các thầy cô giáo đang giảng dạy các môn học dựa trên cách tiếp cận project – based learning và mong muốn áp dụng phương pháp mới
- Các sinh viên, thủ lĩnh câu lạc bộ, đội nhóm có nhu cầu theo đuổi trở thành điều phối viên để nâng cao năng lực cho đội nhóm của mình
- Những người làm tập huấn theo phong cách truyền thông và muốn áp dụng phương pháp mới.
Nội dung khóa tập huấn
Khóa tập huấn 2 ngày sẽ mang đến những mô hình hết sức thực tiễn mà bạn có thể áp dụng trực tiếp trong công việc hàng ngày và thôi thúc bạn thực sự hành động để đạt được điều đó.
- Phương pháp học tập thông qua trải nghiệm: Tại sao và bối cảnh nào áp dụng phương pháp học tập thông qua trải nghiệm? Các bước của phương pháp này và vai trò của người điều phối trong từng bước?
- Kỹ năng lắng nghe sâu: Kỹ năng lắng nghe sâu được coi là kỹ năng vô cùng quan trọng trong việc điều phối. Nó sẽ giúp người faci không chỉ lắng nghe được các thông tin, bắt các từ khóa từ những chia sẻ của người tham gia mà còn cảm nhận được các xu hướng đang xuất hiện.
- Kiến thức cơ bản về coaching (Khai vấn): từ việc “bảo người khác phải làm gì” đến việc đặt ra những câu hỏi để khơi dậy sự sáng tạo và độc lập của học viên với “khả năng đáp ứng” (trách nhiệm).
Mục tiêu học tập
Sau khóa đào tạo, người tham gia sẽ thu được:
- Tự tổ chức được một chương trình tập huấn bằng phương pháp học tập thông qua trải nghiệm
- Sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi và lắng nghe vào hoạt động tập huấn cũng như trong cuộc sống
- Hiểu về vai trò và công việc của người facilitator
- Tăng sự tự tin, thấu cảm và khả năng giao tiếp khi làm việc với con người
Thời gian và cách thức đăng ký:
- 2 ngày online (4 buổi) qua zoom: 08 – 09/01/2022 (Thứ 7, Chủ nhật)
- Sáng: 8:30 – 11:30, Chiều: 14:00 – 17:00
- Số lượng: Tối đa 30 người
- Link đăng ký: Tại đây
- Hạn đăng ký: 23h00 Chủ nhật, ngày 02/01/2022
Mọi thắc mắc và câu hỏi về khóa tập huấn và cách thức đăng ký, xin vui lòng liên hệ:
Anh Nguyễn Bá Khiêm (IC PDP): 091 500 2027
Email: khiemnb2@fe.edu.vn
0 Lời bình