Hotline: 024 6027 8323 | Contact: info@csds.vn

[Chuyện Làng Chuyện Nước số 5] Lồng ghép giới trong các hoạt động/ dự án xã hội

“Chuyện Làng Chuyện Nước” là chuỗi livestream được thực hiện bởi CSDS với mong muốn mang đến cho các bạn trẻ những cơ hội, lợi ích có được từ việc kết nối với các đội nhóm, NGO, các bên liên quan đến dự án cộng đồng. Chương trình tạo không gian trò chuyện với khách mời là các thủ lĩnh thanh niên, đại diện NGO, cố vấn độc lập cho các chương trình, dự án … với các bạn trẻ quan tâm đến các lĩnh vực phát triển xã hội.

Trong tháng đặc biệt về bình đẳng giới, Chuyện Làng Chuyện Nước số thứ 5 chúng mình đã cùng chia sẻ về Lồng ghép giới/ Nhạy cảm giới và thực hành trong các hoạt động/ dự án xã hội. Đồng hành với livestream còn có sự góp mặt của 2 vị khách mời đặc biệt:

  • Eric Pham / Phạm Khánh Bình: một nhà hoạt động xã hội về cộng đồng LGBT và là đồng sáng lập và điều hành Hà Nội Queer – một tổ chức trẻ thực hiện các dự án đa lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, không gian an toàn, kết nối cộng đồng… để nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT và nâng cao vị thế của người LGBT trẻ tại Việt Nam. Tham gia hoạt động cộng đồng LGBT từ năm 2013, Eric đã từng tham gia vị trí Ban điều hành tổ chức 6+, Trợ lý chương trình LGBT tại Viện nghiên cứu ISEE và Ban tổ chức của nhiều sự kiện, chiến dịch lớn tại Hà Nội như Tôi Đồng Ý, Hanoi Pride, BUBU Town, Những Ngăn Tủ…

  • Nguyễn Thị Bảo Ngọc – Người sáng lập và trưởng nhóm dự án về bình đẳng giới Mirror Mirror Vietnam – là nhóm thanh niên hoạt động độc lập vì bình đẳng giới với mục tiêu thay đổi định kiến giới, nâng cao năng lực phụ nữ, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới và thu hẹp khoảng cách giới tại TP. Hồ Chí Minh và khu vực miền Nam qua các phương pháp nghệ thuật ứng dụng kết hợp học tập qua trải nghiệm. Tham vấn khu vực FRIDA – The Young Feminist Fund

Những hiểu biết cơ bản về nhạy cảm giới

Ngay trong phần đầu buổi chia sẻ, bạn Bảo Ngọc và anh Eric Pham đã có những chia sẻ thông tin cơ bản về nhạy cảm giới, phân biệt giới và giới tính.Việc nắm rõ những khái niệm cơ bản là cách để các bạn thanh niên không bị nhầm lẫn khi áp dụng vào các dự án xã hội. 

Từ việc nhận thức được sự khác nhau, tính đa dạng cũng như nhu cầu của các giới, các dự án xã hội có thể cân nhắc nhiều hơn để làm sao xây dựng được những hoạt động phù hợp nhất với các đối tượng thiểu số trong xã hội – Bảo Ngọc chia sẻ.

Lồng ghép giới trong các dự án/ hoạt động xã hội

Có rất nhiều mức độ lồng ghép giới trong các dự án xã hội tùy thuộc vào nhóm đối tượng và nguồn lực mà các bạn thanh niên đang có. Hiện nay có rất nhiều chủ đề, lĩnh vực xây dựng nội dung hoạt động có yếu tố giới bên trong, điều đó cho thấy xã hội ngày càng chú ý hơn đến nhóm đối tượng thiểu số trong xã hội. 

Tại Mirror Mirror, các bạn tập trung vào giải quyết vấn đề “Bạo lực giới” và đào tạo các bạn thanh niên để các bạn trở thành nhân tố thay đổi vấn đề bạo lực giới. Trong các chương trình mà dự án đang triển khai, các bạn đã lồng ghép yếu tố giới để đảm bảo tất cả các bạn ở các giới khác nhau đều có thể tham gia.

Với Eric Pham khi chia sẻ về Hanoi Queer, các bạn đang cố gắng đưa tiếng nói và sự hiện diện của cộng đồng LGBT được nâng cao, tạo sự bình đẳng. Thêm vào đó Hanoi Queer gia tăng sự hiểu biết về định kiến giới ngay trong cộng đồng LGBT để các bạn có được nhận thức rõ ràng hơn. 

Có những lưu ý gì khi các bạn thực hành lồng ghép giới/ nhạy cảm giới trong các dự án xã hội?

Các bạn cần có sự cân nhắc về yếu tố giới khi thiết kế dự án, cần nhắc lại sự hiện diện của các nhóm trong xã hội, không chỉ có những dự án về bình đẳng giới mà các dự án khác tại các lĩnh vực khác nhau cũng có thể áp dụng lồng ghép giới.

Các bạn cần cân nhắc về nhiều yếu tố, yếu tố con người (dự án có phù hợp với người khuyết tật hay không?), yếu tố môi trường,… các dự án nên nghĩ đến nhiều khía cạnh khác nhau.

Sự bình đẳng không phải là cào bằng mà chúng ta cần có những biện pháp đặc biệt để giúp các nhóm yếu thế có thêm vị thế, giúp các nhóm có thêm quyền và sự bình đẳng.

Các bạn cần phải suy xét đến nguồn lực và đối tượng mà dự án có thể tiếp cận để biết được mức độ lồng ghép giới có thể thực hành. Các bạn nên tham vấn trước khi triển khai các hoạt động để dự án có cái nhìn tổng quát và khách quan hơn. 

Nên tạo các kênh phản hồi khác nhau sau mỗi chương trình để các bạn có thể được lắng nghe, để được tham vấn ngay tại chương trình của mình để các bạn có thêm kinh nghiệm để triển khai các dự án tốt hơn trong những lần sau.

Các bạn hãy tự trau dồi thêm kiến thức, tự phản tư về các để củng cố thêm kiến thức về giới, về định kiến giới để tránh mắc sai lầm.

Bên cạnh đó, các bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin trên google, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức, các NGO có mối quan tâm về Giới/ bình đẳng giới như: Hanoi Queer, Mirror Mirror, Oxfarm, Care, CSIP, CSAGA,….

Với buổi chia sẻ của Chuyện Làng Chuyện Nước số 5, CSDS mong muốn các dự án xã hội nói chung và những dự án làm về giới nói riêng sẽ có thể thực hành nhiều hơn nữa việc lồng ghép giới vào quá trình triển khai hoạt động vì “ nhắc đến Quyền con người, tất cả các quyền điều cần thiết và không có quyền nào được ưu tiên hơn quyền nào và lồng ghép giới là việc đúng phải làm, cần phải làm dù có tốn nguồn lực và thời gian” – Eric Pham chia sẻ. Qua đó chúng mình mong muốn công chúng có cái nhìn cởi mở và quan tâm nhiều hơn đến nhóm đối tượng thiểu số.

 

Related Posts

SASID – Humanitarian Aid 2024 – 2025

SASID – Humanitarian Aid 2024 – 2025

“SASID- Solidarity Action for sustainable and inclusive development” is a project that aims at strengthening the capacity and resilience of vulnerable or disaster affected communities outside the EU by engaging young European volunteers in relief, rehabilitation and...

Đọc thêm
Dự án GoGreen – Giáo dục cho sự phát triển bền vững

Dự án GoGreen – Giáo dục cho sự phát triển bền vững

GoGreen là một dự án kéo dài 2 năm được tài trợ bởi Chương trình phát triển thanh niên của Erasmus+, điều phối bởi Tổ chức YUPI (Youth Union of People with Initiative) - Bồ Đào Nha, cùng với sự hợp tác của Tổ chức Association APIS PM Feedback Brasov - Romania,...

Đọc thêm
Giới thiệu tài liệu tham khảo sau dự án GLOBERS – EramusPlus

Giới thiệu tài liệu tham khảo sau dự án GLOBERS – EramusPlus

Tháng 5 vừa qua, đại diện của CSDS Việt Nam đã tham gia cuộc họp GLOBERS tại Cadca, Slovakia với 5 đại diện khác đến từ Brazil, Bỉ, Colombia, Ý, Nepal và Slovakia. Mục tiêu chính của cuộc họp kéo dài 6 ngày này là cùng nhau thảo luận, lập kế hoạch và tạo một cuốn...

Đọc thêm

0 Comments

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *