Giới thiệu về cuộc thi
Cuộc thi “Cyber S – Thế hệ S: An toàn và bình đẳng trên không gian mạng” được UN Women, CSDS Việt Nam và CEDLink phối hợp tổ chức với mong muốn nâng cao nhận biết của giới trẻ Việt về an toàn trong không gian mạng và bình đẳng giới.
Trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11/2021, ban tổ chức sẽ tìm ra 50 cá nhân xuất sắc nhất để tham gia khóa huấn luyện cùng các chuyên gia, tự tay thực hiện dự án của mình và có cơ hội nhận về giải thưởng tổng trị giá lên đến 70 triệu đồng.
Cyber S – Thế hệ S: An toàn và bình đẳng trên không gian mạng là sân chơi lớn để các bạn trẻ Việt nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới và an toàn trên không gian mạng, đưa ra tiếng nói của mình tới cộng đồng, truyền cảm hứng về một không gian mạng an toàn, lành mạnh và bình đẳng.
Trong khuôn khổ cuộc thi, 50 nhà lãnh đạo trẻ sẽ tham gia chương trình đào tạo phát triển kỹ năng toàn diện (kỹ năng giới, an toàn trên không gian mạng, truyền thông), nhằm hoàn thiện dự án của riêng mình (các video hoặc ấn phẩm truyền thông), từ đó gia tăng ảnh hưởng đến cộng đồng, góp phần giúp phụ nữ tham gia tích cực hơn vào không gian mạng. Đây là cơ hội giúp các thí sinh tăng cường kết nối, cùng nhau xây dựng một cộng đồng vững mạnh, góp phần tích cực vào việc bảo vệ an toàn trên không gian mạng và thúc đẩy bình đẳng giới trong không gian mạng.
Đối tượng dự thi
- Các lãnh đạo, blogger, nhà văn, nhà sáng tạo nội dung trẻ đến từ các địa phương tại Việt Nam
- Là công dân Việt Nam độ tuổi từ 18-35 tính tới ngày 31/12/2021
- Cá nhân, nhóm dự thi (không quá 3 thành viên)
- Thành viên Ban giám khảo, Ban tổ chức và đơn vị tài trợ không được tham gia cuộc thi này
Cách thức tham gia:
- Nộp hồ sơ trực tuyến tại: https://bit.ly/dangkycyberS
- Hạn nộp hồ sơ: 23:59 ngày 30/09/2021
Nội dung và lộ trình cuộc thi
Vòng 1: Hồ sơ | 13/09 – 30/09/2021
- Các cá nhân, đội thi đăng ký tham dự chương trình
- Ban tổ chức chọn ra top 50 cá nhân, đại diện đội thi vào Vòng 2: Đào tạo
Vòng 2: Đào tạo | 03/10 – 10/10/2021
- 50 thí sinh cá nhân, đại diện nhóm tham gia đào tạo trực tuyến về các chủ đề:
- An toàn trên không gian mạng
- Bình đẳng giới
- Truyền thông và sáng tạo nội dung trực tuyến
Lưu ý: Chương trình đào tạo, cố vấn có cung cấp phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu
Lịch trình đào tạo*
*Học viên có thể lựa chọn tham gia Lớp học 1 hoặc Lớp học 2 phù hợp với thời gian của mình, mỗi lớp học không quá 25 học viên
Vòng 3: Lựa chọn ý tưởng | 10/10 – 17/10/2021
Các cá nhân, nhóm xây dựng và gửi ý tưởng thực hiện sản phẩm truyền thông tới Ban tổ chức và cố vấn chuyên môn để đánh giá.
Tiêu chí đánh giá:
- Tính liên quan với các chủ đề của chương trình
- Khả năng tạo tác động giải quyết vấn đề
- Tiềm năng lan tỏa và tính khả thi
- Tính sáng tạo, độc đáo
Vòng 4: Thực hiện | 17/10 – 30/11/2021
- Top 10 ý tưởng xuất sắc sẽ được hỗ trợ tài chính và tư vấn chuyên môn để thực hiện
- Các cá nhân, nhóm gửi kết quả thực hiện hoạt động truyền thông tính tới ngày 30/11
Vòng 5: Chung kết | 01/12 – 05/12/2021
Top 03 sản phẩm xuất sắc được lựa chọn và công bố trong lễ trao giải vào ngày thông qua hỗ trợ tài chính và tư vấn chuyên môn để tiếp tục thực hiện sáng kiến.
Tiêu chí đánh giá:
- Kết quả truyền thông tính tới ngày 30/11/2021 (tác động và lan tỏa) – 70%
- Đánh giá từ Ban giám khảo chuyên môn – 30%
Nội dung sản phẩm dự thi
Đội thi sẽ đăng ký một hoặc cả 2 chủ đề dưới đây:
- An toàn trên không gian số
- Bình đẳng giới
Hình thức:
- Phim ngắn
- Video hoặc chuỗi video
- Bài viết, hình ảnh
- Âm nhạc, rap (có thể dựng thành MV hoặc không)
- Các ấn phẩm truyền thông (flyer, brochure…)
Cơ cấu giải thưởng
? Giải nhất: 40 triệu đồng
? Giải nhì: 20 triệu đồng
? Giải ba: 10 triệu đồng
03 dự án chiến thắng tại Vòng Chung kết của Cuộc thi Cyber S -Thế hệ S: An toàn và bình đẳng trên không gian mạng sẽ trở thành đại diện của Việt Nam tham dự Hội nghị Chuyên đề khu vực Châu Á- Thái Bình Dương về an toàn trên không gian mạng và giới do UN Women tổ chức vào tháng 12 năm 2021.
.
Thông tin chung:
- Các cá nhân, nhóm dự thi cam kết tham gia đầy đủ chương trình đào tạo trực tuyến từ 03/10 – 10/10
- Xây dựng đề xuất và kế hoạch sản xuất sản phẩm truyền thông nhằm giải quyết một vấn đề liên quan tới an toàn trên không gian mạng và bình đẳng giới tại Việt Nam
- Sản xuất và truyền thông video/sản phẩm truyền thông với các chủ đề của chương trình với sự cố vấn của chuyên gia.
- Để nâng cao nhận thức và kêu gọi sự tham gia tích cực của cộng đồng về các vấn đề này, các đội thi phải lan tỏa được sản phẩm của mình tới ít nhất 2.000 người.
- Ba cá nhân/đội thi xuất sắc nhất sẽ tham gia chia sẻ kinh nghiệm trong Hội nghị chuyên đề khu vực về an toàn trên không gian mạng và bình đẳng giới. Đội dự thi đồng ý với tất cả quy định trong thể lệ cuộc thi.
- Các đội vượt qua vòng đào tạo sẽ phải ký Hợp đồng Bảo trợ và Thỏa thuận Bảo mật thông tin.
- Tác giả cam kết chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với sản phẩm của mình, đảm bảo không có tranh chấp bản quyền. Nếu các sản phẩm dự thi vi phạm về bản quyền, Ban tổ chức và Ban giám khảo sẽ xem xét loại đội thi và thu hồi giải thưởng.
- Bài dự thi vi phạm nội quy của Ban tổ chức, thuần phong mỹ tục Việt Nam hoặc thông tin không phù hợp sẽ bị loại bỏ mà không cần thông báo trước.
- Đội dự thi đảm bảo cung cấp chính xác thông tin cá nhân.
- Ban tổ chức cuộc thi được toàn quyền sử dụng các sản phẩm dự thi để phục vụ các hoạt động quảng bá tuyên truyền mà không phải trả bất kỳ chi phí nào.
- Người đoạt giải chịu trách nhiệm đóng thuế TNCN theo quy định của pháp luật tại thời điểm nhận giải.
- Ban tổ chức khuyến khích các cá nhân/đội thi nhận giải sử dụng giải thưởng để thực hiện, phát triển các sản phẩm truyền thông gắn với chủ đề của chương trình.
- Ban tổ chức chỉ giải quyết trường hợp khiếu nại về kết quả cuộc thi trong vòng 7 ngày từ ngày công bố kết quả.
- Quyết định của Ban tổ chức là quyết định cuối cùng.
Mọi thông tin chi tiết, các bạn có thể truy cập website www.csds.vn hoặc liên hệ email: hoadinh@csds.vn
Giới thiệu Ban tổ chức
UN Women là tổ chức của Liên hợp quốc chuyên về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. UN Women hỗ trợ các Quốc gia thành viên LHQ khi họ đặt ra các tiêu chuẩn toàn cầu để đạt được bình đẳng giới, đồng thời làm việc với các chính phủ và xã hội dân sự để thiết kế luật, chính sách, chương trình và dịch vụ cần thiết để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn được thực hiện hiệu quả và mang lại lợi ích cho phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó và để đáp lại lời kêu gọi của Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững không để ai bị bỏ lại phía sau, UN Women hoạt động để thúc đẩy hòa bình bằng cách hỗ trợ phụ nữ ở mọi tầng lớp và lứa tuổi tham gia vào các quá trình ngăn ngừa xung đột, xây dựng và duy trì hòa bình. Về vấn đề này, UN Women’s được hướng dẫn bởi mười nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, được củng cố bởi một số khuôn khổ quy phạm liên quan, tạo nên chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh (WPS).
CSDS (Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững) là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam hoạt động với mục tiêu thúc đẩy phong trào tình nguyện và tăng cường sự tham gia của thanh niên vào tiến trình phát triển bền vững.
Sứ mệnh của chúng tôi là trao quyền và hỗ trợ cho giới trẻ bằng cách cung cấp những cơ hội và kĩ năng cần thiết để họ trở thành những tác nhân của sự thay đổi và phát triển bền vững trong cộng đồng.
Được thành lập năm 2009 tại Hà Nội, CSDS đã và đang góp phần tạo nên những thay đổi tích cực tại Việt Nam thông qua các hoạt động phát triển thanh niên, trao đổi tình nguyện quốc tế và phát triển cộng đồng.
CEDLink: Công ty TNHH CEDLink được thành lập vào ngày 13 tháng 4 năm 2017 bởi một nhóm năng động gồm các nhà khoa học giàu kinh nghiệm, chuyên gia đào tạo, nhà giáo dục, chuyên gia môi trường và nhà nghiên cứu. Các nhóm đã làm việc cùng nhau trong nhiều năm để cung cấp các nghiên cứu thị trường chất lượng, đánh giá nhu cầu và các dịch vụ tư vấn cho các lĩnh vực liên quan đến giáo dục, môi trường và phát triển.
Với mạng lưới các chuyên gia và nhà tư vấn mạnh mẽ và giàu kinh nghiệm, CEDLink có thể cung cấp các sản phẩm tư vấn chất lượng, bao gồm nghiên cứu thị trường cho giáo dục, môi trường và công nghệ, cùng với các giải pháp và sáng kiến cải tiến dựa trên nghiên cứu, phân tích và tham vấn kỹ lưỡng.
0 Lời bình