Hotline: 024 6027 8323 | Contact: info@csds.vn

[Chuyện Làng Chuyện Nước] Tài trợ, bảo trợ hoạt động cho các nhóm dự án cộng đồng

Chuyện Làng Chuyện Nước số 4 – Tài trợ ra sao? Bảo trợ như thế nào?

Với mong muốn mang đến cho các bạn trẻ những cơ hội, lợi ích có được từ việc kết nối với các đội nhóm, NGO, các bên liên quan đến dự án cộng đồng, CSDS đã thực hiện chuỗi livestream “Chuyện Làng Chuyện Nước”, tạo không gian trò chuyện với khách mời là các thủ lĩnh thanh niên, đại diện NGO, cố vấn độc lập cho các chương trình, dự án … về các chủ đề khác nhau.

Tối ngày 08/10/2021 vừa qua, Chuyện Làng Chuyện Nước số thứ 4 lên sóng chia sẻ về chủ đề đang được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm đó là “TÀI TRỢ, BẢO TRỢ HOẠT ĐỘNG CHO CÁC DỰ ÁN XÃ HỘI” với sự tham gia của 2 khách mời đặc biệt trong chương trình.

  1. Chị Lê Thị Loan – Điều phối Chương trình Văn hóa – Xã hội, Viện Goethe Hà Nội – là Viện Văn hóa của CHLB Đức hoạt động trên toàn thế giới.
  2. Chị Nguyễn Thị Dạ Ly –  Sáng lập NYDO Việt Nam – là tổ chức thanh niên hoạt động nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và trách nhiệm xã hội của người trẻ Việt Nam

Các bên tài trợ sẽ có những hỗ trợ và đi kèm với những điều kiện gì đối với dự án? 

Các hình thức hỗ trợ rất đa dạng tùy theo các cơ quan, tổ chức tài trợ. Với chị Loan – Điều phối Chương trình Văn hóa – Xã hội, Viện Goethe Hà Nội cho rằng, có thể có các kiểu tài trợ: Tài chính, Kỹ thuật (địa điểm, thiết bị kỹ thuật, nhân sự hỗ trợ), Chuyên môn (mạng lưới chuyên gia),… Tuy nhiên, các dự án sẽ có những điều kiện đi kèm, tại viện Goethe:

  • Đối với việc tài trợ địa điểm, tổ chức sẽ nhận diện thông tin trên các ấn phẩm truyền thông 
  • Đối với các hỗ trợ dự án về tài chính & kỹ thuật: thường sẽ có thỏa thuận hợp tác và tùy vào nội dung từng dự án thì sẽ có những điều khoản đi kèm phù hợp.

Có những lưu ý gì để xin tài trợ, bảo trợ hiệu quả?

Để kêu gọi tài trợ hay nộp hồ sơ bảo trợ thành công, các dự án cần lưu ý:

  •       Hiểu/ Nhận diện được loại hình tổ chức mà mình đang gửi hồ sơ xin tài trợ đến, từ tên gọi đến những mảng hoạt động của tổ chức đó. Nên có sự cá nhân hóa để thể hiện là mình có tìm hiểu và tôn trọng tổ chức tài trợ/ hỗ trợ
  •       Yếu tố quan trọng nhất đó là tính phù hợp về nội dung của dự án với định hướng phát triển của tổ chức tài trợ, về những mối quan tâm chung.

Đừng cảm thấy ngại ngần, hãy tự tin & chủ động đề xuất gặp mặt để chia sẻ thêm về dự án, việc gặp mặt sẽ giúp các bạn trình bày và trao đổi kỹ hơn về dự án cũng như nguyện vọng, yêu cầu liên quan đến tài trợ, bảo trợ. Tuy nhiên trước đó, các bạn cần chuẩn bị kĩ về hồ sơ mô tả dự án, các bạn thanh niên cần:

–        Cho thấy được dự án đang giải quyết đúng vấn đề/ đúng nhu cầu của đối tượng mục tiêu (thông qua các insight)

–        Việc huy động và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động rõ ràng và cụ thể

–        Mạng lưới đối tác/ các bên liên quan của dự án để cho thấy tính kết nối và tinh thần hợp tác

–        Thể hiện được tính bền vững thông qua những  định hướng phát triển dài hạn

Trong các đội nhóm thanh niên, việc có một đội ngũ phụ trách chính về các hoạt động liên quan đến tài trợ, bảo trợ là cần thiết, các bạn sẽ là người hiểu nhất về mối quan hệ với nhà tài trợ. Thêm vào đó, việc hiểu và chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho một số “tai nạn” có thể xảy ra là cần thiết – Dạ Ly chia sẻ.

Các bạn có thể xin tài trợ, bảo trợ từ những nguồn nào?

Tùy vào mảng hoạt động và nhu cầu của dự án đang triển khai, các bạn thanh niên có thể tìm đến các đối tượng nhà tài trợ/ bảo trợ khác nhau. 

  • Các bạn hãy cố gắng tận dụng quan hệ cá nhân, tạo networking để có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn hỗ trợ.
  • Crowdfunding (gây quỹ dựa vào cộng đồng) – Kinh nghiệm của chị với Global Giving
  • Tìm hiểu về các chương trình CSR của doanh nghiệp
  • Các cuộc thi/ call kêu gọi sáng kiến của các NGOs, doanh nghiệp

Related Posts

SASID – Humanitarian Aid 2024 – 2025

SASID – Humanitarian Aid 2024 – 2025

“SASID- Solidarity Action for sustainable and inclusive development” is a project that aims at strengthening the capacity and resilience of vulnerable or disaster affected communities outside the EU by engaging young European volunteers in relief, rehabilitation and...

Đọc thêm
Dự án GoGreen – Giáo dục cho sự phát triển bền vững

Dự án GoGreen – Giáo dục cho sự phát triển bền vững

GoGreen là một dự án kéo dài 2 năm được tài trợ bởi Chương trình phát triển thanh niên của Erasmus+, điều phối bởi Tổ chức YUPI (Youth Union of People with Initiative) - Bồ Đào Nha, cùng với sự hợp tác của Tổ chức Association APIS PM Feedback Brasov - Romania,...

Đọc thêm
Giới thiệu tài liệu tham khảo sau dự án GLOBERS – EramusPlus

Giới thiệu tài liệu tham khảo sau dự án GLOBERS – EramusPlus

Tháng 5 vừa qua, đại diện của CSDS Việt Nam đã tham gia cuộc họp GLOBERS tại Cadca, Slovakia với 5 đại diện khác đến từ Brazil, Bỉ, Colombia, Ý, Nepal và Slovakia. Mục tiêu chính của cuộc họp kéo dài 6 ngày này là cùng nhau thảo luận, lập kế hoạch và tạo một cuốn...

Đọc thêm

0 Comments

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *